Mô tả cơ chế Phản xạ da lòng bàn chân

Dấu hiệu Babinski ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh

Dấu hiệu Babinski cho thấy tổn thương tế bào thần kinh vận động trên tạo thành tổn thương dải vỏ-tủy. Đôi khi, bệnh lý của phản xạ lòng bàn chân là dấu hiệu đầu tiên và duy nhất của một bệnh nghiêm trọng. Khi phát hiện phản xạ da gan bàn chân bất thường rõ ràng, các bác sĩ thần kinh sẽ phải khám chi tiết, chỉ định chụp CT não hoặc MRI cột sống, chọc dò thắt lưng để xét nghiệm dịch não tủy.

"Dấu hiệu Babinski âm tính" tức là bệnh nhân bình thường.[7]

Ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường sẽ có phản xạ duỗi ngón. Trong một nghiên cứu trên 256 trẻ sơ sinh khỏe mạnh, phản xạ duỗi chiếm 73,8%, phản xạ gập chiếm 8,9%, còn lại là vừa duỗi vừa gập chiếm 17,3%[8] Phản xạ duỗi này là do các neuron của đường dẫn truyền vỏ - gai từ não xuống tủy sống ở tuổi này chưa được myelin hóa đầy đủ, nên phản xạ không bị vỏ não ức chế. Phản xạ duỗi thường biến mất và nhường chỗ cho phản xạ gập khi trẻ được 12 tháng tuổi.[9] Nếu phản xạ này còn xuất hiện khi trẻ 2–3 tuổi cho thấy có vấn đề trong não hoặc tủy sống.[10][11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phản xạ da lòng bàn chân http://www.amolca.com/semiologia-y-fundamentos-de-... http://icd9cm.chrisendres.com/index.php?srchtype=p... http://www.healthofchildren.com/N-O/Neonatal-Refle... http://www.neurologyindia.com/article.asp?issn=002... http://www.whonamedit.com/synd.cfm/366.html http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6459605g/f22... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11146592 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17204875 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9895399 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/00...